Nhóm sinh viên: Mai Đức Khang, Phạm Minh Quân, Nguyễn Minh Quang, Phạm Phúc Minh, Nguyễn Thị Xuân, Trần Thị Tường Vi tập trung vào việc ứng dụng công nghệ Metaverse trong lĩnh vực giáo dục, với trọng tâm là xây dựng môi trường học tập nhập vai. Thông qua việc phân tích các tiềm năng của Metaverse, nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ này có thể nâng cao trải nghiệm học tập bằng cách mang đến những mô phỏng chân thực, cho phép sinh viên tương tác trực tiếp với nội dung một cách sinh động và trực quan hơn so với các phương pháp truyền thống.
Hình 1: Nhóm sinh viên NCKH
Bên cạnh những lợi ích, nghiên cứu cũng làm rõ những thách thức trong quá trình triển khai Metaverse vào giáo dục, bao gồm yêu cầu cao về hạ tầng công nghệ, chi phí đầu tư ban đầu, và khả năng tiếp cận không đồng đều giữa các đối tượng người học. Để vượt qua các rào cản này, nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp thực tiễn, từ việc thiết kế nội dung phù hợp với môi trường ảo, phát triển nền tảng công nghệ thân thiện, cho đến điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phát huy tối đa hiệu quả học tập trong không gian ảo.
Hình 2. Trình tự thực hiện thí nghiệm trên hệ thống
Hình 3. Toàn cảnh phòng thí nghiệm ảo TLC
Kết luận, nghiên cứu khẳng định tiềm năng cách mạng hóa giáo dục của Metaverse, khi công nghệ này có thể tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, hấp dẫn và hiệu quả hơn, góp phần chuyển đổi mô hình giáo dục truyền thống sang hướng cá nhân hóa và tương tác sâu sắc hơn.
25 tháng 04 2025, 13:24
Cao Thi Thu Huong